Vì sao miễn phí?

Dù hiện tại đã có vắc-xin và cách chữa trị hiệu quả, bệnh lao vẫn là một trong những bệnh truyền nhiễm có tỉ lệ tử vong cao nhất thế giới. Việt Nam là 1 trong 30 nước có gánh nặng bệnh Lao cao nhất. Thông qua câu chuyện kịch tích và lôi cuốn từ tác giả Thụy Điển Selma Lagerlöf, Fonos hi vọng có thể góp phần nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm của bệnh lao.

Giới thiệu nội dung

Năm 1912, tác giả Thụy Điển Selma Lagerlöf được một hiệp hội Thụy Điển ủy quyền viết một tiểu luận giáo dục công chúng về bệnh lao. Lagerlöf có mối quan tâm cá nhân đến bệnh lao vì chị gái cô và đứa con nhỏ của chị cũng từng mắc căn bệnh này. Vì cô có khả năng truyền tải ý tưởng bằng cách kể chuyện tốt hơn là theo lối chuyên luận, nên bà đề xuất viết cuốn tiểu thuyết này. Nó đã được chuyển thể thành phim hai lần ở Thụy Điển và một lần ở Pháp. Truyện lấy bối cảnh tại một thị trấn nhỏ ở Thụy Điển vào đầu thế kỷ 20. Edith, một nhân viên xã hội trẻ tuổi thuộc Đội quân cứu tế đang hấp hối vì bệnh lao. Cô yêu cầu rằng trước khi chết, cô muốn gặp lại David Holm, một trong những người thuộc cấp trên của cô. Mối quan hệ đặc biệt của họ dần sáng tỏ theo diễn biến của câu chuyện, cùng những yếu tố về bệnh lao được đan xen khéo léo bao gồm các đường truyền nhiễm và cách phòng bệnh. Selma Lagerlöf viết rằng vào buổi tối, khi ở trong phòng một mình viết cuốn tiểu thuyết, đôi khi cô có cảm giác như chỉ có một tấm màn mỏng ngăn cách cô với thế giới bên kia. Cảm giác này là chủ đề xuyên suốt Chuyến Xe Thần Chết. Lời nhắn đến dịch giả và gia đình: Tác phẩm Chuyến Xe Thần Chết đã được giải phóng bản quyền, trở thành tài sản của công chúng. Vì không có cách nào để liên hệ dịch giả Ngọc Thọ, Fonos đã tiến hành thu và phát hành miễn phí bản dịch này đến thính giả Việt Nam. Nếu dịch giả hoặc gia đình thấy dòng tin nhắn này, xin liên hệ với Fonos tại: Email: support@fonos.vn hoặc Hotline: 1900561542

Về tác giả

Author avatar

Selma Lagerlof

Sweden

Selma Lagerlöf (20/11/1858 - 16/3/1940) là một nhà văn nữ Thụy Điển, từ trẻ đã say mê văn học dân gian vùng Vemoland quê hương bà, những truyền thuyết cổ, những bài hát dân gian, những trường ca và sử thi mang màu sắc dân giã đã in đậm dấu ấn vào tâm hồn giúp bà viết tác phẩm Truyện Cổ Gôxta Becling (1891), đã lập tức chinh phục nhiều người đọc. Sau đó bà cho ra tập truyện Những xiềng xích vô hình; Những Bà Hoàng ở Cungahela (1899); Các tiểu thuyết nhà Libiêcron (1911); Sáclô Lôvenxcondơ (1925); chiếc vòng của họ Lôvenxcondơ (1925) v..v... của bà đề cao con người với những giá trị truyền thống, yêu cái đẹp thiên nhiên...Các tiểu thuyết Jêrusalem (1901-1902); Hoàng Đế Bồ Đào Nha (1914) đã diễn tả sự suy thoái về đạo đức ở nông thôn và muốn tìm kiếm một lối thoát về tinh thần trong sự cách tân tôn giáo và tín ngưỡng. Trong những tác phẩm xuất sắc nhất, bà đã thể hiện được lòng tin ở sức sáng tạo của nhân dân, vào thắng lợi của tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa và dân chủ. S. Lagerlöf cũng thể hiện tình yêu chân thành và sâu sắc của mình đối truyền thống văn hóa dân gian Thụy Điển. Cuốn Cuộc du lịch kỳ diệu của Ninx Hongecxơn trên khắp đất nước Thụy Điển (1906-1907) là một tác phẩm được nhiều trẻ em yêu thích. Năm 1918, bà bày tỏ - thông qua tác phẩm Người Tháo Lui - lòng yêu hòa bình, phản kháng những tai họa do cuộc đại chiến lần thứ nhất gây ra cho nhân loại. Những năm cuối đời, bà tích cực tham gia các hoạt động xã hội, chống nguy cơ một cuộc chiến tranh mới, bảo vệ những thành quả của nền văn minh nhân loại. Bà đã được trao giải thưởng Nobel (1919), và được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Thụy Điển.

Thông tin xuất bản:

Công ty phát hành
Fonos
Giá bán
Miễn phí
Background image
Image phone
Người bạn âm thanh đồng hành cùng bạn mỗi ngày
Download app IOS
Download app Android