Giới thiệu nội dung

Sài Gòn là vậy, hào sảng đón những người dân tứ xứ tụ về, rồi chính những con người lại khi sống gần nhau, lại làm nên bản sắc cho một địa danh. Nói "dân Ông Tạ đó!" là người ta nhớ tới khu chợ Bắc với những món đặc sản giò chả, mắm tôm, bún chả,... nhớ bước chân vào Nam của người dân Bắc 54 cùng khát vọng sống và vươn lên mạnh mẽ, nhớ đại đồn Chí Hòa, những trại lính thời trước 75, những khu nghĩa địa với bao tin đồn hư hư thực thực, đặc biệt, đây là nơi quy tụ những văn nghệ sĩ nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực. "Những người muôn năm ấy" có khi nay không còn, hoặc đã đi muôn phương, nhưng một thời họ là "dân Ông Tạ", góp phần tạo nét riêng cho vùng đất này. Ông Tạ là một phần của Sài Gòn một thuở. Có nhiều người trẻ Sài Gòn hôm nay vẫn còn nghe "ngã ba Ông Tạ", thế nhưng "Ông Tạ" thực ra là ai, vì sao được lấy tên đặt tên ngã ba, tên chợ thì nhiều người không rõ. Tác giả Cù Mai Công đã tìm gặp người cháu nội của Ông Tạ - lương y Nguyễn Văn Huệ để nghe kể về gốc tích câu chuyện. Lịch sử và xã hội một thời được thuật lại tỉ mỉ qua ngòi bút của tác giả vốn là nhà văn - nhà báo từng trải. Quyển sách đưa đến nhiều thông tin thú vị về sự hình thành và phát triển của khu Ông Tạ, quận Tân Bình, TP HCM. Là một cây bút giàu kinh nghiệm, một người con lớn lên ở khu Ông Tạ vào đúng giai đoạn lịch sử nhiều biến động, tác giả Cù Mai Công đã dành nhiều tâm huyết cho tác phẩm Sài Gòn Một Thuở "Dân Ông Tạ Đó!", góp một mảng màu độc đáo trong những tác phẩm về Sài Gòn.

Dành cho

- Những ai luôn nặng tình với mảnh đất và con người Sài Gòn.
- Những ai sinh ra và lớn lên ở khu Ông Tạ.
- Những ai muốn tìm hiểu về các địa danh xưa cũ nổi tiếng của Sài Gòn.

Về tác giả

Author avatar

Cù Mai Công

Viet Nam

Cù Mai Công sinh năm 1962, là nhà báo dày dạn kinh nghiệm. Ngay từ nhỏ ông đã thích làm thơ, viết văn. Từ năm 1977 đến 1978, Cù Mai Công đạt 5 giải thơ của báo Thiếu niên Tiền Phong, báo Tin Sáng, được giới thiệu chùm thơ trên báo Khăn Quàng Đỏ và đăng thơ trên trang 1 báo Nhân Dân năm 1979. Cù Mai Công vốn học chuyên toán trường Nguyễn Thượng Hiền, TP. HCM nhưng sau khi tốt nghiệp cấp ba, ông chọn thi khối Sử. Do điểm thi đại học môn Văn cao hơn điểm Sử, nhà trường đã chuyển ông sang học khoa Ngữ văn. Năm 1984, Cù Mai Công tốt nghiệp Đại học Sư phạm TP HCM với số điểm đạt hạng 4 trong gần 200 sinh viên. Cù Mai Công theo nghề báo chính thức từ năm 1985. Năm 1988, ông là một trong bốn thành viên sáng lập tờ Mực Tím, đạt được nhiều thành tựu ấn tượng. Số đầu tiên tháng 11/1988 báo chỉ in 10.000 số, năm 1991 lên 75.000 số/kỳ. Năm 1993, nên 105.000 số/kỳ, hàng thứ hai cả nước về số lượng in một kỳ báo lúc đó, chỉ sau báo Tuổi Trẻ (110.000 số/kỳ). Năm 1993, ông chuyển công tác về báo Tuổi Trẻ cho tới nay (2021). Từ 1985 đến nay, 2021, trong hơn 36 năm, ông làm phóng viên, biên tập viên, thư ký tòa soạn cho các tòa báo: Khăn Quàng Đỏ, Mực Tím, Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Cười, Tuổi Trẻ Online. Hai lĩnh vực trong nghề báo mà Cù Mai Công được độc giả biết đến nhiều nhất là khi ông cho ra mắt, phụ trách nhân vật "Anh Cỏ Cú" tại báo Mực Tím từ số 1 đến số 89 (tháng 11/1988 đến tháng 5/1993) và thực hiện gần 200 bài viết, phóng sự về cuộc sống đêm của giới trẻ tại TP HCM trong 10 năm, 1994-2004. Từ những hoạt động tích cực trong nghề báo, năm 2005, Cù Mai Công được bình chọn là một trong 30 "Gương mặt trẻ của thành phố 30 năm" tại Đại hội Thanh niên tiên tiến TP HCM. Trong 200.000 phiếu bình chọn, tên Cù Mai Công xếp thứ 8 trong 38.

Thông tin xuất bản:

Số quyết định xuất bản
46/QĐ-NXBT ngày 11 tháng 11 năm 2021
Số xác nhận đăng ký xuất bản
3202-2021/CXBIPH/1-170/Tre
Số ISBN
978-604-1-19378-9
Nộp lưu chiểu
Tờ khai lưu chiểu số 47/LC- NXBT ngày 22 tháng 11 năm 2021
Công ty phát hành
Nhà xuất bản Trẻ
Giá bán
129.000₫ - Tip nhỏ: Bạn có thể tham gia Hội viên Fonos để tiết kiệm đến 50% khi mua sách. Chi tiết xem tại ứng dụng.
Background image
Image phone
Người bạn âm thanh đồng hành cùng bạn mỗi ngày
Download app IOS
Download app Android